Điểm giống và khác nhau giữa băng tải cao su lòng máng và băng tải cao su phẳng

 Băng tải cao su lòng máng và băng tải cáo su phẳng, về mặt tính chất thì chúng là cùng một loại băng tải công nghiệp cao su, nhưng về thiết kế thì 2 loại này có những điểm riêng biệt .

Băng tải cao su lòng máng hiện đang được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất. Với khả năng vận chuyển các loại vật liệu đa dạng từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn, hay các dạng vật liệu như: dạng lỏng, rắn, bột...Và có khả năng vận chuyển trên mọi địa hình. Tuy khả năng vận chuyển đa dạng nhưng cấu tạo của băng tải lòng máng khá đơn giản nhưng luôn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác.

Các tính năng của băng tải lòng máng

  • Tăng góc độ truyền dễ dàng từ 30 đến 90 độ.
  • Kích thức băng tải nhỏ, vận hành linh hoạt và chi phí đầu tư thấp.
  • Thích hợp vận chuyển các sản phẩm dạng bột, hạt, chất lỏng và khối lượng nhẹ.
  • Di chuyển băng tải dễ dàng.
  • Kết cấu đơn giản, độ bền cao và có tuổi thọ lâu dài.
  • Tiêu thụ ít điện năng trong quá trình vận hành.

Cấu tạo của băng tải cao su lòng máng

  • Khung băng tải:  sử dụng vật liệu : sắt sơn tĩnh điện, hoặc inox có độ bền cao, kết cấu vững chắc. 
  • Dây băng tải cao su chịu lực có dạng gân V hoặc dạng trơn.
  • Tang chủ động, tang bị động: chế tạo bằng vật liệu : sắt mạ kẽm, hoặc inox
  • Con lăn đỡ dây băng tải dạng máng hình V, hoặc hình thang được chế tạo bằng vật liệu : sắt mạ kẽm, hoặc inox
  • Con lăn đở băng dưới thẳng: Ø49- Ø89 vật liệu : sắt mạ kẽm, inox201, inox 304
  • Hệ thống điều khiển bằng điện.
  • Sử dụng dưới nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha
  • Vận tốc có thể thay đổi theo mục đích sử dụng, vận hành tự động bằng lực kéo động cơ.
  • Kích thước: theo yêu cầu khách hàng phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
  • Trọng tải của băng tải cao su lòng máng:   
  • Trọng tải của băng tải cao su lòng máng : tùy theo trọng lượng của vật liệu cần truyền tải trong doanh nghiệp có thể dao động từ: 0-80kg/
  • Tuổi thọ trung bình của băng tải là 4-7 năm

 

so sánh băng tải cao su lòng máng và băng tải cao su phẳng

 

 Ưu điểm của băng tải cao su lòng máng

  • Cơ động ở nhiều loại địa hình và thuận tiện trong việc lắp đặt, bảo dưỡng
  • Thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau – có thể lắp cho các hệ thống băng tải ngoài trời
  • Độ bền cao, ít bị co giãn theo thời gian, chống va đập nhờ cấu trúc sợi cao su chặt chẽ
  • Chịu được bào mòn của của các loại vật liệu ăn mòn như kính vụn hay xi măng
  • Vận hành ổn định trong nhiều giờ hoạt động mà không gây nhiều tiếng ồn
  • Ít tiêu hao nhiều điện năng

Đối với băng tải cao su phẳng 

  • Băng tải cao su phẳng: là sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để giúp hỗ trợ cho hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ngày càng được hiện đại hóa.
  • Băng tải cao su phẳng: giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên dây chuyền công nghệ tự động nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện, vừa giải phóng được sức lao động, tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn giúp cho doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và tăng sức cạnh tranh trên thị trường công nghiệp trong và ngoài nước.
 
so sánh băng tải cao su lòng máng và băng tải cao su phẳng
 
 
So sánh băng tải cao su lòng máng và băng tải cao su phẳng 
 
1. Giống nhau
Cả băng tải phẳng và băng tải nghiêng đều có chung cấu tạo, bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
  • Khung băng tải: Từ vật liệu nhôm, inox hoặc thép, tùy thuộc vào lĩnh vực sử dụng của băng tải
  • Dây băng tải: Từ vật liệu cao su PVC, PU hoặc lưới, xích, con lăn,…
  • Con lăn: Từ vật liệu nhôm, inox hoặc thép mạ kẽm
  • Truyền động
  • Động cơ băng tải (động cơ liền hộp số giảm tốc hoặc động cơ tách rời hộp số giảm tốc)
  • Bộ điều khiển tốc độ
  • Tấm đỡ belt
  • Các gối bi đỡ con lăn.
Bên cạnh đó, cả băng tải phẳng và băng tải nghiêng đều được chia thành 2 loại là loại cố định và loại di động. Loại di động có gắn các bánh xe phía dưới băng tải, giúp di chuyển băng tải hàng hóa đến nơi cần sử dụng một cách dễ dàng, linh hoạt.
 
2. Khác nhau
 
Điểm khác biệt lớn nhất giữa băng tải phẳng và băng tải nghiêng là trong khi bề mặt băng tải phẳng nằm ngang thì bề mặt băng tải nghiêng lại nghiêng tiếp đất (nên còn gọi là băng tải nghiêng tiếp đất). Ngoài ra còn có những điểm khác nhau sau.
Băng tải phẳng

  • Băng tải phẳng được lắp đặt và vận hành theo phương nằm ngang, song song với mặt đất. Băng tải phẳng đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, bao gồm băng tải phẳng có chân, băng tải phẳng treo, băng tải phẳng cố định, băng tải phẳng di động,… 
  • Băng tải phẳng có thể sử dụng mọi loại dây băng tải, từ chất liệu cao su đến các tấm lưới inox, xích inox, con lăn inox,… mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật liệu. Chính vì vậy, băng tải phẳng hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng, từ cơ bản đến phức tạp. 
Băng tải lòng máng

  • Băng tải lòng máng được lắp đặt và vận hành theo phương nằm nghiêng hai bên và lõm ở giữa, và độ nghiêng này phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, thường không quá 20 độ, nếu lớn hơn (40 hay 90 độ) phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển. 
  • Vận chuyển các loại vật liệu dể bị rới rớt trong quá trình vận chuyển như các loại hạt, bột hay cát.
  • Vận chuyển các nguyên liệu trong ngành thực phẩm như đường, muối, bột ngọt,…
  • Đối với vật liệu có nhiệt độ cao như xỉ than lò nhiệt, quặng … VIỆT THỐNG sử dụng loại dây băng tải có khả năng chịu nhiệt.
  • Băng tải cao su dạng ngang thích hợp cho các doanh nghiệp  tải các loại vật liệu đơn giản vào kho, bãi
  • Băng tải cao su lòng máng dạng nghiêng dùng để tải vật liệu lên cao, các mặt bằng có dạng nghiêng –  cơ động hơn trong quá trình lắp đặt

so sánh băng tải cao su lòng máng và băng tải cao su phẳng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến